Giải cứu thị trường bất động sản bằng cách nào?

02:56 25/11/2022

Theo giới chuyên gia, thị trường bất động sản hiện tại không “đóng băng” mà chỉ trầm lắng, nhằm minh bạch và ổn định chính sách tiền tệ. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư sành sỏi còn cho rằng, "mua vào khi thị trường trầm lắng và bán ra khi thị trường sôi động", nguy của người nhưng là cơ hội của mình.

 

Từ cuối quý III/2022, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu “cầu cứu”, “cảnh báo đỏ” với liên tiếp các thông tin rao bán gấp đi kèm các cụm từ kẹt tiền bán lỗ”, “bán cắt lỗ nhà đất”, “cắt lỗ cần bán gấp”, “cắt sâu”, “nợ ngân hàng cần bán gấp”… xuất hiện tràn lan và ngày càng nhiều.

 

Một thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM còn cho thấy, các công ty mới thành lập hoặc lập được vài năm có nguy cơ hoặc đang rục rịch giải thể khi hàng không bán được. Tại thị trường bất động sản TP.HCM, báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 chỉ ra, có 142 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

 

Đồng thời, tình trạng các môi giới nghỉ việc, chuyển ngành ngày càng phổ biến và gia tăng. Nhiều môi giới chia sẻ, vài tháng qua, thị trường hầu như không có giao dịch thực nên họ phải chịu lỗ với các khoản chi phí quảng cáo đã đổ ra. Trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới quyết định “rời bỏ” thị trường, để thoát cảnh điêu đứng, chật vật với cuộc sống.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây, các vấn đề trên là điều tất yếu của một chu kỳ phát triển thị trường bất động sản. Hiện tại, nguồn cung và cầu đều giảm mạnh, thị trường gần như thiếu vắng các dự án mới. Tuy nhiên, giá căn hộ vẫn tăng vì nhu cầu ở thật, trong khi giá đất nền giảm. So với quý I và quý II đến đầu quý III, thì thị trường cuối quý III đến quý IV, nếu giảm liên tục cũng không thể gọi là suy thoái, mà chỉ nên gọi là suy giảm. Thị trường bất động sản hiện tại không “đóng băng” mà chỉ trầm lắng. 

 

Nhìn chung, thị trường bất động sản 2022 đang đi ngang, có thể nói vui rằng ““Đầu năm hưng phấn, giữa và cuối năm trầm lắng”. Sự trầm lắng này thực chất vì khoảng thời gian qua, bất động sản quá nóng, xuất hiện hiện tượng sốt đất. Còn về cơ bản, nhìn từ bản chất thực tế, bất động sản đang trở về giá trị thực vốn có, các dự án tiềm năng, pháp lý đầy đủ vẫn thu hút các nhà đầu tư.

 

Nhất là khi, các biện pháp của Nhà nước đang từng bước “cứu” thị trường bất động sản thông qua việc ổn định chính sách tiền tệ, tránh việc đầu cơ, kẹt vào trái phiếu bất động sản. Những biện pháp của nhà nước trong năm 2022 về Tài chính - Ngân hàng đối với ngành bất động sản đang giúp thị trường trở lại sự lành mạnh cần có. Hiện tại, các địa phương đã tiến hành phân tích, nhanh chóng gỡ nút thắt về pháp lý. Thứ hai, các chính sách giải quyết vấn đề về vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ sớm được đưa ra. Thứ ba, các cách kiểm soát rủi ro hệ thống, liên thông giữa tài chính, bất động sản hay các vấn đề khác cũng đang được triển khai.

 

Các chủ trương, biện pháp của Nhà nước sẽ sớm vực dậy thị trường trở về nhịp sôi động như trước. Do đó, cuối năm 2022 là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư có sẵn dòng tiền đi “săn hàng” với mức giá rẻ khi nhu cầu đẩy hàng đi của nhà đầu tư “đuối vốn” càng gia tăng. Những người có tiền đang chiếm ưu thế hơn và dễ dàng thương thảo về giá. 

 

Nếu tìm được sản phẩm phù hợp thì nên xuống tiền ngay đừng mang tâm lý lo ngại chưa tạo đáy, giá còn xuống nữa. Vì thị trường hiện nay được đánh giá  phải 10 năm mới có một lần. Việc "mua vào khi thị trường trầm lắng và bán ra khi thị trường sôi động" là cơ hội dành cho các nhà đầu tư đi trước đón đầu, sở hữu tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

 

Mỹ Lệ

Chia sẻ